Hương dẫn Cách Hạch toán thanh lý Tài sản cố định theo thông tu 200 và hồ sơ đi kèm mới nhất năm 2025 mà kế toán cần biết. TOP dịch vụ kế toán tổng hợp lại từ A – Z để các kế toán nhanh chóng năm bắt.
Đầu tiên để biết Cách Hạch toán thanh lý Tài sản cố định thì điều cần quan tâm là Hồ sơ giảm tài sản cố đinh đã đúng và đủ chưa?
Việc thanh lý tài sản cố định (TSCĐ) là một nghiệp vụ kinh tế phát sinh thường xuyên tại các doanh nghiệp. Hạch toán thanh lý TSCĐ đúng theo quy định là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi kế toán viên nhằm đảm bảo tính chính xác, minh bạch của số liệu kế toán và tuân thủ pháp luật hiện hành.
Khi tiến hành thanh lý TSCĐ, doanh nghiệp cần lập bộ hồ sơ đầy đủ để làm căn cứ cho việc ghi giảm TSCĐ trên sổ sách kế toán và phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát. Bộ hồ sơ thanh lý TSCĐ thông thường bao gồm:
Tờ trình/Đơn đề nghị thanh lý TSCĐ: Do bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ lập, trình Giám đốc hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt, nêu rõ lý do thanh lý, danh mục TSCĐ đề nghị thanh lý.
Quyết định thanh lý TSCĐ: Do Giám đốc doanh nghiệp ban hành, quyết định việc thành lập Hội đồng thanh lý, danh mục TSCĐ được phép thanh lý.
Biên bản họp Hội đồng thanh lý TSCĐ: Ghi lại quá trình họp, đánh giá tình trạng TSCĐ và đưa ra phương án xử lý.
Biên bản kiểm kê TSCĐ: Xác nhận tình trạng hiện tại của TSCĐ trước khi thanh lý.
Biên bản thanh lý TSCĐ (Mẫu số 02-TSCĐ theo Thông tư 200/2014/TT-BTC): Chứng từ quan trọng xác nhận việc hoàn thành quá trình thanh lý, ghi rõ thông tin về TSCĐ, lý do thanh lý, phương thức xử lý (bán, hủy bỏ), các khoản thu, chi liên quan.
Hợp đồng kinh tế bán TSCĐ (nếu bán): Áp dụng khi TSCĐ được bán cho bên thứ ba.
Hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) hoặc Hóa đơn bán hàng: Xuất cho bên mua (nếu bán).
Các chứng từ thu, chi liên quan đến quá trình thanh lý: Phiếu thu tiền bán phế liệu, hóa đơn chi phí tháo dỡ, vận chuyển, v.v.
Vậy Cách Hạch toán thanh lý Tài sản cố định khi bán cho bên thứ 3 như thế nào? hãy cũng TOP dịch vụ kế toán điểm qua ngay sau đây.
Cách Hạch toán thanh lý Tài sản cố định – TOP dịch vụ kế toán
Căn cứ dựa trên hóa đơn tiến hành Hạch toán Doanh thu Thanh lý tài sản như sau
Nợ các TK 111, 112, 131 (Tổng số tiền thu về từ thanh lý, bao gồm cả thuế GTGT nếu có)
Có TK 711 – Thu nhập khác (Giá trị thu về chưa bao gồm thuế GTGT)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (Nếu có và tách riêng được thuế GTGT đầu ra)
Sau khi ghi nhận doanh thu thì cách hạch toán tài sản cố định cần phải đúng quy định
Hạch toán giảm tài sản cố định
Sau khi ghi nhận doanh thu tiến hành Hạch toán giảm tài sản cố định. Hạch toán hao mòn tài sản cố định và nguyên giá theo quy định tại thời điểm thanh lý:
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn lũy kế tính đến thời điểm thanh lý)
Nợ TK 811 – Chi phí khác (Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá – Giá trị hao mòn lũy kế)
Có TK 211, TK 213 – TSCĐ hữu hình, vô hình (Nguyên giá của TSCĐ thanh lý)
Chi phí liên quan đến Thanh lý TSCD
Ngoài hạch toán tài sản cố định thì Các chi phí phát sinh trong quá trình thanh lý như chi phí tháo dỡ, vận chuyển, chi phí làm thủ tục thanh lý, v.v., được ghi nhận vào chi phí khác.
Nợ TK 811 – Chi phí khác
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có hóa đơn GTGT hợp pháp của chi phí)
Có các TK 111, 112, 331 (Số tiền đã chi hoặc còn nợ người bán)
Để hiểu sâu hơn về Cách Hạch toán thanh lý Tài sản cố định hãy cùng xem qua ví dụ thực tế ngay sau đây:
DICH VU KE TOAN BINH DUONG
Ví dụ hạch toán thanh lý TSCD
Ví dụ hạch toán thanh lý tài sản cố định ngay sau đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về thực tế khi thanh lý TSCD.
Công ty TOP dịch vụ kế toán quyết định thanh lý một máy móc sản xuất có các thông tin sau:
Nguyên giá: 500.000.000 VNĐ
Giá trị hao mòn lũy kế đến thời điểm thanh lý: 450.000.000 VNĐ
Giá trị còn lại: 50.000.000 VNĐ
Chi phí tháo dỡ, vận chuyển phục vụ thanh lý (có hóa đơn GTGT 10%): 5.000.000 VNĐ (chưa bao gồm VAT)
Thu từ bán phế liệu thu hồi (chưa bao gồm VAT 10%): 10.000.000 VNĐ (chưa bao gồm VAT)
Thuế GTGT đầu ra từ bán phế liệu: 1.000.000 VNĐ
Đã thu tiền bán phế liệu bằng tiền mặt. Đã chi tiền chi phí tháo dỡ bằng tiền gửi ngân hàng.
Các kế toán hãy thử Cách Hạch toán thanh lý Tài sản cố định trên và so sánh để xem có đúng không nhé.
Thanh lý tài sản cố định hạch toán theo các bước như sau:
Hạch toán thu nhập từ thanh lý:
Doanh thu bán phế liệu (chưa VAT): 10.000.000 VNĐ
Thuế GTGT đầu ra phải nộp: 1.000.000 VNĐ
Tổng số tiền thu bằng tiền mặt: 11.000.000 VNĐ
Nợ TK 111 (Tiền mặt) : 11.000.000 VNĐ
Có TK 711 (Thu nhập khác) : 10.000.000 VNĐ
Có TK 3331 (Thuế GTGT phải nộp) : 1.000.000 VNĐ
Ghi giảm nguyên giá và hao mòn lũy kế TSCĐ:
Bước tiếp theo trong Cách Hạch toán thanh lý Tài sản cố định là giảm giá trị tài sản và ngừng khấu hao.
Nợ TK 214 (Hao mòn TSCĐ) : 450.000.000 VNĐ
Nợ TK 811 (Chi phí khác) : 50.000.000 VNĐ
Có TK 211 (TSCĐ hữu hình) : 500.000.000 VNĐ
Hạch toán chi phí thanh lý:
Trong qua trình thanh lý TCSD có thể phát sinh các chi phí khác. Trong bài Cách Hạch toán thanh lý Tài sản cố định này cũng sẽ hướng dẫn bạn cách hach toán chi phí này.
Chi phí tháo dỡ, vận chuyển: 5.000.000 VNĐ
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: 500.000 VNĐ (5.000.000 * 10%)
Tổng số tiền phải chi: 5.500.000 VNĐ
Nợ TK 811 (Chi phí khác) : 5.000.000 VNĐ
Nợ TK 133 (Thuế GTGT được khấu trừ) : 500.000 VNĐ
Có TK 112 (Tiền gửi ngân hàng) : 5.500.000 VNĐ
Xác định kết quả thanh lý (Cuối kỳ):
Tổng thu nhập từ thanh lý: 10.000.000 VNĐ
Tổng chi phí thanh lý: 50.000.000 (Giá trị còn lại) + 5.000.000 (Chi phí tháo dỡ) = 55.000.000 VNĐ
Nợ TK 421 (Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối) : 45.000.000 VNĐ
Có TK 911 : 45.000.000 VNĐ
TOP DICH VU KE TOAN
Như vậy TOP dịch vụ kế toán đã hướng dẫn Cách Hạch toán thanh lý Tài sản cố định theo TT 200 chi tiết nhất mà ai cũng có thể làm được. Khi cần tìm dịch vụ kế toán tham khảo ngay DANH SÁCH CÔNG TY DỊCH VỤ KẾ TOÁN