Tài khoản 112: Tiền Gửi Ngân Hàng Theo Thông Tư 200/2014/TT-BTC về Hạch Toán, Kết cấu tài khoản và Sơ đồ chữ T Chi tiết nhất cùng TOP dịch vụ kế toán.
TK 112 theo thông tư 200
TK 112 theo thông tư 200 là một tài khoản quan trọng trong hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam, dùng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản vay ngân hàng.
Việc nắm vững nguyên tắc, kết cấu và hạch toán của tài khoản tiền gửi ngân hàng là cần thiết để đảm bảo sự minh bạch và chính xác trong quản lý tài chính doanh nghiệp. Bài viết này sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về Tài khoản tiền gửi theo quy định của Thông tư 200/2014/TT-BTC.
Mục đích
Tài khoản này dùng để theo dõi tiền ngân hàng của doanh nghiệp: Bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ và cả vàng tiền tệ. Mọi giao dịch như chuyển tiền, nhận tiền, rút tiền từ tài khoản ngân hàng sẽ được ghi nhận tại tài khoản này, giúp doanh nghiệp quản lý chặt chẽ dòng tiền qua ngân hàng.
Nguyên tắc kế toán
Có 5 Nguyên tắc kế toán khi hạc toán kế toán như sau:
- Căn cứ hạch toán: dựa trên giấy báo Có, giấy báo Nợ và sao kê từ ngân hàng.
- Đối chiếu số liệu: Kế toán phải thường xuyên kiểm tra, đối chiếu số liệu trên sổ sách của doanh nghiệp với chứng từ và số dư ngân hàng, số dư nợ vay.
- Hạch toán chi tiết: Kế toán phải mở sổ chi tiết theo từng tài khoản ngân hàng và ghi nhận nguyên tệ và quy đổi đầy đủ.
- Đánh giá lại ngoại tệ và vàng tiền tệ: khi lập báo cáo tài chính cần đánh giá lại Tài khoản gốc ngoại tệ theo tỷ giá thực tế mua vào tại ngân hàng nơi mở tài khoản.
- Vay Thấu chi ngân hàng: Khoản thấu chi ngân hàng không được ghi âm mà được phản ánh tương tự như khoản vay ngân hàng.
Đăng ký làm Dịch vụ kế toán miễn phí cùng TOP dịch vụ kế toán

Tài khoản 112 có số dư bên nào – Kết cấu TK
Tài khoản tiền gửi ngân hàng có kết cấu như sau:
Bên Nợ:
- Tăng do thu tiền ngân hàng
- Tăng do Chênh lệch tỷ giá hối đoái (tỷ giá ngoại tệ cao hơn tỷ giá sổ sách)
- Tăng do Chênh lệch khi đánh giá lại vàng
Bên Có:
- Giảm cho chi tiền ngân hàng
- Giảm do đánh giá Chênh lệch tỷ giá hối
- Giảm do đánh giá lại vàng
Tài khoản 112 có số dư bên Nợ: Số dư tại thời điểm báo cáo.
Tài khoản cấp 2:
TK 112 – Tiền gửi ngân hàng, có 3 tài khoản cấp 2:
- TK 1121 – Tiền Việt Nam: Dùng cho các tài khoản VND
- TK1122 – Ngoại tệ: Dùng phản ánh các tài khoản ngoại tệ
- TK 1123 – Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý: Phản ánh các tài sản đang gửi tại ngân hàng
Có thể bạn quan tâm: Bí quyết chọn công ty Dịch vụ kế toán Uy tín – Chuyên Nghiệp
Sơ đồ chữ T tài khoản 112 tiền gửi ngân hàng
Sơ đồ chữ T giúp hình dung rõ ràng hơn về cách thức ghi nhận các giao dịch tăng, giảm trên Tài khoản 112:

Có thể bạn quan tâm: Tài khoản 113
Hạch toán TK 112
Dưới đây là một số ví dụ về các bút toán kế toán liên quan đến hạch toán Tài khoản 112:
Chi tiết các tài khoản là gì? nợ có ra sao xem tại: Bảng Hệ thống Tài Khoản kế toán theo Thông tư 200
Ghi nhận doanh thu khi bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ và thu ngay bằng tiền gửi ngân hàng:
Nợ TK 1121 – Tổng thu
Có TK 511 – Chi tiết tùy theo loại hàng hóa, TP hay dịch vụ
Có TK 33311 – Thuế GTGT
Rút tiền ngân hàng nhập quỷ
Nợ TK 111 – Tổng tiền
Có TK 112 – Tổng tiền
Còn rút quỷ nộp tiền ngân hàng thì ở bài trước đã làm: Xem lại: Tài khoản 111
Thu tiền công nợ phải thu chuyển khoản:
Nợ TK 112 – Tổng tiền
Có TK 131 – Tổng tiền
Thanh toán công nợ phải trả chuyển khoản
Nợ TK 331 – Tiền công nợ
Nợ TK 6427 – Nếu có phí
Có TK 112 – Tổng tiền trừ
Trả lương bằng tiền gửi ngân hàng:
Nợ TK 334 – Lương lao động
Có TK 112 – Tiền trừ
Các khoản chi phí bị trừ trong tài khoản ngân hàng:
Nợ TK 635 – lãi vay
Nợ TK 811 – Chi khác
Nợ TK 6427 (6428) – Phí ngân hàng (thường mình xài 6427)
Có TK 112 – Số tiền bị trừ
Hạch toán thu lãi tiền gửi ngân hàng
Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Có TK 515 – lãi tiền gửi
Hạch toán các hoản đánh giá lại tài khoản gốc ngoại tệ
Tăng tiền:
Nợ TK 1122 – Số VNĐ chênh lệch
Có TK 413 – Tài khoản trung gian
Giảm tiền:
Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Có TK 1122 – Số VNĐ chênh lệch
Hãy tham gia thảo luận cùng TOP dịch vụ kế toán tại: