Trang chủ

/

Tin tức

/

Tài khoản 121 theo Thông tư 200

Tài khoản 121 theo Thông tư 200

Tài khoản 121 Chứng khoán kinh doanh phản ánh việc giao dịch chứng khoán (Cổ phiếu, Trái phiếu …) cho mục đích mang lại lợi nhuận từ chênh lệch giá mua và giá bán. Đây là hoạt động đầu tư của công ty ở bài viết này TOP dịch vụ kế toán sẽ hướng dẫn bạn hạch toán TK 121 theo Thông tư 200 cụ thể nhất

Tài khoản 121 theo Thông tư 200

Tài khoản 121: Mục đích dùng để theo dõi lợi nhuận từ kinh doanh chứng khoán như: Cổ phiếu, trái phiếu, công cụ tài chính khác như 1 hoạt động đầu tư.

Tài khoản 121 và 128 khác nhau như thế nào?

Một số trường hợp thường phát sinh và TOP dịch vụ kế toán xác định giúp bạn khi nào dùng TK 121 và 128 cụ thể như sau:

  • Cổ phiếu: TK 121
  • Trái phiếu: Mua về để bán lại trước ngày hạn => TK 121; Đợi đến cuối kỳ để nhận lãi => TK 128
  • Tiền gửi có kỳ hạn: TK 128

Tóm lại các đầu tư bán lại trước hạn để hưởng chênh lệch là TK 121 và nếu để cuối kỳ hưởng lãi là TK 128.

tài khoản 121 chứng khoán kinh doanh
tài khoản 121 chứng khoán kinh doanh

Mời bạn Tham gia: Diễn đàn kế toán

Nguyên tắc kế toán TK 121

Phạm vi phản ánh: Tài khoản kế toán này ghi nhận các loại cổ phiếu, trái phiếu (Bán trước hạn)  và các loại công cụ tài chính khác để bán lại trước hạn nhằm mục đích thu lợi nhuận.

Không phản ánh: các nội dung khác như TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn; TK 221, 222 Đầu tư vào công ty khác.

Giá trị ghi nhận theo nguyên tắt Giá gốc

Giá gốc = Giá mua+ chi phí mua (nếu có)

Thời điểm ghi nhận: Là thời điểm khớp lệnh hoặc thời điểm chuyển giao quyền sỡ hữu.

Hạch toán thu nhập: Ghi nhận doanh thu tài chính đúng thời điểm như trên

Lưu ý: Trường hợp mua cùng loại nhiều giá thì giá xuất kho được tính như phương pháp xuất kho

Kết cấu NỢ – CÓ và số dư cuối kỳ

Tài khoản 121 có kết cấu như sau:

Tăng ghi Nợ:

  • Tăng do mua vào chứng khoán kinh doanh
  • Tăng do đánh giá lại cuối kỳ

Giảm ghi Có:

  • Giảm do bán ra chứng khoán kinh doanh
  • Giảm do đánh giá lại cuối kỳ

Số dư bên Nợ

Tài khoản 121 – Chứng khoán kinh doanh, có 3 tài khoản cấp 2:

Tài khoản 1211 – Cổ phiếu

Tài khoản 1212 – Trái phiếu

Tài khoản 1218 – Chứng khoán và công cụ tài chính khác (Thường là Vàng đầu tư)

Sơ đồ Chữ T TK121

Sơ đồ chữ T TK 121 giúp dễ hình dung ghi nhận tăng, giảm và các nghiệp vụ kế toán phát sinh. Từ đó có cái nhình tổng quát giúp ghi nhớ tốt hơn.

Sơ đồ chữ T TK 121 chứng khoán kinh doanh
Sơ đồ chữ T TK 121 chứng khoán kinh doanh – TOP dịch vụ kế toán

Nếu bạn cần Dịch vụ khai thuế thì đây là bài viết cho bạn: DỊCH VỤ KẾ TOÁN

Ví dụ hạch toán Tài khoản 121

Tiếp theo là ví dụ hạch toán Tài khoản 121 cũng đồng thời là các nghiệp vụ phát sinh trong thực tế.

Mua cổ phiếu – trái phiếu kinh doanh

Nợ TK 121 – Tổng giá gốc

Có các TK 111, 112, 331, 141, 244 – Ghi nhận đúng nguồn tiền mua

Thu lãi hoặc cổ tức nếu có

Nợ TK 121 – Nếu tái đầu tư

Nợ các TK 111, 112, …  Nếu thu tiền

Có TK 515 – Lãi thu được

Khi bán ra giống như thanh lý tài sản sẽ ghi nhận lần lượt Giá bán, xuất kho

Ghi nhận giá bán:

Nợ các TK 111, 112, 131… Số tổng thu khi bán

Nợ TK 635 – Số lỗ, chi phí bán

Có TK 515 – Số lãi

Có TK 121 – Xuất chứng khoán đầu tư

Có các TK 112, 111, 331… Các chi phí phát sinh trong quá trình bán

Cuối kỳ lập dự dòng và đánh giá lại: Dự phòng vào TK 229 theo Giá thị trường tại thời điểm lập báo cáo Đối ứng TK 635 (trong trường hợp tăng giảm)

Đánh giá lại (Vàng đầu tư): Chênh lệch tỷ giá hối đoái TK 413 – Đối ứng giá trị đầu tư TK 121

Xem thêm: Bảng Hệ thống Tài Khoản kế toán theo Thông tư 200

TOP DICH VU KE TOAN
Đăng ký làm dịch vụ kế toán MIỄN PHÍ ngay hôm nay để Phát triển doanh thu và thu nhập cùng – TOP dịch vụ kế toán
5/5 - (1 vote)

Tin tức mới nhất

Đăng kí - dịch vụ kế toán

Đăng ký Top Dịch vụ Kế toán là cơ hội để Công ty Kế Toán của bạn tiếp cận đúng đối tượng khách hàng.

tin tức nổi bật